Được tạo bởi Blogger.
RSS

Kiểu dữ liệu cơ sở số nguyên


Kiểu số nguyên (Integer):
Định nghĩa:
     Kiểu số nguyên được định nghĩa sẵn với tên chuẩn INTEGER và là tập hợp của các số nguyên có thể biểu diễn được trên máy. Thứ tự sắp xếp căn cứ theo giá trị của các số nguyên. Kiểu này được biểu diễn bằng các chữ số từ 0 đến 9 theo hệ đếm cơ số 10 có thể có dấu ở đầu dẫy số hay không.

Kiểu dữ liệu cơ sở số nguyên

    Như vậy, kiểu này không bao gồm tất cảc các số nguyên, mà chỉ là các số nguyên nằm trong một giới hạn nào đó mà thôi. Thông thường trong Turbo Pascal, người ta dùng 2 byte (16 bit) để biểu diễn các số nguyên, trong đó bit đầu tiên dùng để biểu diễn dấu (- hay +), 15 bit còn lại dùng biểu diễn giá trị số. Vậy khoảng các số nguyên thuộc kiểu Integer là – 32768 (- 215) đến + 32767 (+2,5-l). Số nguyên +32767 được Turbo Pascal định nghĩa sẵn dưới dạng hằng chuẩn có tên là Maxint (số nguyên cực đại).
       Gần đây Turbo Pascal định nghĩa thêm các kiểu đơn giản chuẩn khác có thể biểu diễn các số nguyên, mọi phép toán và hàm áp dụng với chúng tương tự như kiểu số nguyên INTEGER. Các kiểu đó có tên và phạm vi biểu diễn các số như sau:
Các phép toán:
- Các phép toán số học: được biểu diễn bằng các dấu phép toán (toán tử) có ýnghĩa.
Ví dụ:                                               
     27 DIV 5 cho kết quả là 5 ( phần nguyên của thương không tính đến phần dư 2)
     27 MOD 5 cho kết quả là 2 (dư 2, không tính đến phần nguyên của thương là 5) 30000-8000+10000 cho kết quả là 32000 nhưng 30000+10000-8000 sẽ cho kết quả sai vì “tràn số” do kết quả trung gian 30000+10000=40000 vượt quá Maxlnt.
- Các phép toán so sánh:
     Để so sánh các giá trị Integer với nhau có thể dừng các toán tử so sánh (quan hệ), việc so sánh dựa trên thứ tự của các số nguyên, kết quả chỉ có thể là Đúng (TRUE) hoặc Sai (FALSE). Các phép so sánh này luôn cho kết quả có kiểu Logic (Boolean).
     Ví dụ: Các biểu thức so sánh sau:
18 < 10 cho kết quả có giả trị là FALSE.
18 -12 < 10 cho kết quả có giá trị là TRUE.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ứng dụng của tin học, cau truc may tinh

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Phần khai báo trong chương trình Pascal


      Phần này cho phép khai báo hay định nghĩa các tên sẽ dùng trong chương trình. Có thể có 7 kiểu khai báo được bắt đầu với một trong 7 từ khóá thường được xếp theo thứ tự như sau:
USES: trước các khai báo sử dụng các Unit
LABEL: khai báo về nhãn
CONST:khai báo các hằng
TYPE: khai báo kiểu dữ liệu mới do người dùng tự xác lập trên các kiểu cơ sở
YAR: khai báo các biến
PROCEDURE: khai báo các chương trình con dạng thủ tục.
FUNCTION: khai báo các chương trình con dạng hàm mới

Phần khai báo trong chương trình Pascal

       Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà người dùng phải sử dụng kiểu khai báo thích hợp hay bỏ qua nó nếu không cần thiết. Trật tự khai báo phải đảm bảo không dùng đến một khái niệm chưa được khai báo trong chương trình. Thông thường các khai báo được viết theo thứ tự trên sẽ đảm bảo được yêu cầu đó. Sau đây là một số cách khai báo cụ thể còn các cách khai báo khác sẽ nghiên cứu trong các phần sau:
Khai báo sử dụng các Unit:
      Đơn vị chương trình (Unit)có thể là một số chương trình có chức năng đã được dịch sẵn và chúng có thể được tâp hợp lại với nhau. Muốn sử dụng những đơn vị chương trình này cần “đăng ký” chúng trong phần khai báo. Các UNIT được khai báo sau từ khoá USES giữa chúng được ngăn bằng dấu phẩy và kết thúc bằng dấu chấm phẩy theo cách viết sau:
USES Tên Unit 1 I.Tên Unit2….I ;
Ví dụ:
USES CRT, PRINTER;
Hay USES CRT, GRAPH;
       Trong đó CRT, PRINTER, GRAPH… là Unit chứa các chương trình con về giao tiếp màn hình bàn phím, in, đồ hoạ… Các Unit có thể được chính ngườidùng tạo ra….
Khai báo hằng:
      Trước khi dùng các hằng trong chương trình chúng phải được khai báo trước về tên cùng với giá trị của chúng sau từ khoá CONST theo cách viết sau: CONST Tên hằng 1 = giá tri 1; [tên hằng 2 = giá trị 2 ;…Tên hàng phải tuân theo qui tắc đặt tên và được đặt bên trái dấu bằng ( =), còn giá trị của nó được đặt phía bên phải dấu bằng. Ngăn cách khai báo các hằng và kết thúc khai báo hằng bằng dấu chấm phẩy. Các khai báo có thể để trên một hoặc nhiều dòng.
Ví dụ:CONST n = 10 ; i = ‘a’; hay CONST n = 10.7; xau=’Ha noi, ngay’
Khai báo biến:
      Cũng như các hằng, tất cả các biến trước khi dùng đều phải đăng ký trước trong phần khai báo sau từ khoá VAR theo cách viết sau:
VAR tên biến 1a I.tên biến 2a … I: kiểu dữ liệu a;
tên biến 1b I.tên biến 2b.tên biến 3b… I :kiểu dữ liệu b;
      Trong đó các biến cùng kiểu có thể khai chung trong cùng danh sách và được ngăn cách với nhau bằng dấu-phẩy tiếp đến là dấu hai chấm (:) và tên kiểu dữ liệu chung của các biến này. Kiểu của các biến có thể là các kiểu đơn giản chuẩn hay kiểu mới được mô tả trong phần khai báo kiểu sau từ khoá TYPE sẽ được nghiên cứu kỹ ở các phần sau. Kết thúc khai báo một nhóm biến bằng dấu chấm phẩy. Các nhóm biến khác (nếu có) được khai báo tiếp tương tự.
     Phần khai báo này có thể có mặt trong chương trình hay không tuỳ thuộc nhu cầu sử dụng và có thể tồn tại trên một hay nhiều dòng.
Ví dụ:
VAR rt1, rt2, rt3: real; sl, i: integer; tim . Boolean; chu : char;


Đọc thêm tại:

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS