Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tìm hiểu về lệnh gán và lệnh gép


Giới thiệu về các câu lệnh
    Các câu lênh thav người dùng chỉ rõ những tác động(action)cụ thể trong thuật giải. Trong chương trình các lệnh phải được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm phẩy. Các câu lệnh có thể được viết trên một hay nhiều dòng và một dòng có thể trình bày nhiều câu lệnh miễn sao có dấu chấm phẩy để ngãn cách chúng. Có các lệnh đơn giản (simple) và các lệnh có cấu trúc (structured), có thể chia chúng thành các nhóm sau:
- Lệnh gán
- Lệnh gọi chương trình con dạng thủ tục (Procedure)
- Lệnh chuyển không điều kiện GOTO (lệnh nhẩy)
- Lệnh hợp thành (lệnh ghép)
- Các lệnh lựa chọn
- Các lệnh lặp
- Lệnh WITH

Tìm hiểu về lệnh gán và lệnh gép

Lệnh gán
    Lệnh gán là lệnh cơ bản nhất trong các lệnh của PASCAL. Lệnh cho phép thay đổi giá trị của một biến trong khi thực hiên chương trình. Giá trị mới mà biến sẽ nhận có thể là môt hằng hay là một biểu thức. Cách trình bày lệnh như sau:
Tên biến: = Biểu thức;
     Trong đó tên biến cần thay đổi giá trị được viết bên trái (đầu lệnh) tiếp đến là dấu := (dấu hai chấm đi cùng dấu bằng đặc trưng cho lệnh gán), bên phải là biểu thức mô tả giá trị mới mà biến sẽ nhận được và cuối cùng là dấu chấm phẩy.
    Biểu thức cung cấp giá trị mà biến sẽ được nhận. Nó có thể là biểu thức của các giá trị cụ thể, các hằng, các biến khác và thậm chí là   chính nó. Nhưng cần đặc biệt chú ý kiểu của biểu thức phải giống như kiểu của biến đã được khai báo đầu chương trình sau từ khoá VAR. Lệnh này chỉ có khả năng gán giá trị cho từng biến một, muốn thay đổi giá trị của bao nhiêu biến thì phải cần bấy nhiêu lệnh gán.
Ví dụ:
PROGRAM GAN;
CONST      n        = 10;
VAR dk : Boolean; i,j: integer;
Begin i := n; dk :=TRUE; j:=i+15; i:=idiv2;
Lệnh ghép (lệnh hợp thành – compound statement)
    Lệnh ghép là một nhóm lệnh được tổ chức thành khối lệnh. Khối lệnh này được mở đầu hằng từ khoá BEGIN, kết thức bắng từ khoá END và dấu chấm phẩy. Cách bố trí các câu lệnh trong chương trình như sau:
BEGIN
Lệnh 1;
Lệnh 2;
Lệnh n;
END;
    Các lệnh từ 1 đến n trong lệnh ghép có thể là các lệnh đơn giản, lệnh có cấu trúc hay chính là một lệnh ghép khác. Các từ khoá BEGIN, END đóng vai trò như các dấu ngoặc trong các biểu thức vậy. Cả phần thân chương trình có thể coi là một lệnh hợp thành.
    Một lệnh ghép chỉ có thể có một đầu vào (BEGIN) và một đầu ra (END) do vậy một lệnh ghép có thể nằm trong một lệnh ghép khác nhưng phải nằm gọn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành tin học ứng dụng, cau truc may tinh

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS