Được tạo bởi Blogger.
RSS

Lệnh lặp có bước lặp xác định FOR

     Khi một nhóm lệnh được lặp đi lặp lại một số lần xác định trong chương trình thì có thể thay cả một nhóm lệnh đó bằng một lệnh lặp có bước lặp xác định,số bước lặp được xác đinh bằng một biến điều khiển (control variable) có-kiểu đếm được. Lệnh này có thể có 2 dạng tuỳ thuộc sự thay đổi giá trị của biến điều khiển là tăng hay giảm như sau:
FOR Tên biến điểu khiển := Giá trị đầu TO Giá trị cuối DO Lệnh cần lặp;
hoặc
FOR Tên biến diều khiển:=Gỉá trị đầu DOWNTO Giá trị cuối DO Lệnh cần lặp;

Lệnh lặp có bước lặp xác định FOR

    Trong đó sau DO chỉ có thể là một lệnh (đơn giản hay lệnh ghép của một nhóm lệnh). Bắt đầu lệnh lặp này biến điều khiển nhận giá trị đầu. Mỗi khi lệnh sau DO được thực hiện là đã qua một lần lặp và biến điều khiển nhận giá trị tiếp theo nếu làdạng FOR…TO…DO (hay nhận giá trị ngay trước nó nếu là dạng FOR…DOWNTO…DO). Lệnh kết thúc sau khi lần lập cuối cùng được thực hiện khi mà biến điều khiển nhận giá trị cuối. Như vậy số giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối của biến điều khiển kiểu đếm được này sẽ xác định số-lần lập của lệnh sau DO phải thực hiện và số giá trị này là xác định.
Một vài nhận xét:
-  Hai chương trình trên về cơ bản là giống nhau, chỉ khác một dùng FOR tiến chương trình còn lại dùng FOR lùi.
- Trong chương trình 1 hoàn toàn có thể gán h:=1/n; thay cho việc gán h:=0; và khi đó giá trị đầu của biến điều khiển sẽ là n-1 chứ không còn là n nữa.
- Việc nhập giá trị cho biến n ở chương trình 1 có thông báo nên dễ nhập hơn ở chương trình 2 phải nhập “mò” nghĩa là người chạy chương trình phải biết lúc đó chương trình đang chờ nhập giá trị cho biến n mà không có thống báo.
- Giá trị của tổng h ở chương trình 1 sẽ được đưa ra dưới dạng không có qui cách nên sẽ khó nhìn hơn ở chương trình 2 giá trị h được viết trên 12 vị trí trong đó có 10 vị trí sau dấu phẩy.
- Trong chương trình 2 lệnh lặp ngoài việc tính h còn đưa ra màn hình biểu thức tính h từ số hạng thứ 1 đến số hạng thứ n nên phải được bao bằng BEGIN và END, còn ở chương trình 1 chỉ có một lệnh tính tổng nên không cần dùng lệnh hợp thành.


Đọc thêm tại:

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS